Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

"Xử Dụng" hay "Sử Dụng" ?

"Xử Dụng" hay "Sử Dụng" ?
---
Kết quả tìm kiếm trên Google cho các trang từ Việt Nam có kết quả: Sử Dụng là 2.360.000 hits, “Xử” Dụng là 1.060 hits còn kết quả tìm kiếm trên Google cho các trang trên mạng nói chung có kết quả: sử dụng là 2.010.000 hits, xử dụng là 48.800 hits.
Do vậy, có thể thấy các trang dùng từ “Xử Dụng” chủ yếu có nguồn gốc từ các trang ngoài Việt Nam vì do họ tuân theo "từ điển trước 1975 của VNCH - còn trong nước thì tuân theo "từ điển mới" của nhà nước hiện hành là chữ "Sử Dụng" , dân VN thì tới 90 triệu người nên không lạ nếu "Sử Dụng" được xài nhiều hơn

Đó là lý do tại sao hiện nay có nguồn là "Xử Dụng" được dùng trước 1975, còn sau 1975 thì là "Sử Dụng"
Khoan vội kết luận đúng sai,
Ta nên tìm hiểu tiếp chữ về chữ “Xử” v à “Sử” trong từ điển Hán Việt cổ để có thêm góc nhìn về chữ "sử" vs chữ "xử" vì hơn 60% từ ngữ trong tiếng Việt có gốc từ chữ Hán, đó là một điều không thể chối cãi.
Nên ta phải nương theo chữ hán gốc mà phân tách, hiểu chữ "Sử" và "Xử" có tiếng Hán gốc ghi như thế nào và nghĩa khác nhau như thế nào ?

Thứ nhứt 
Ta có chữ  XỬ trong "xử tội , “xử lý' trong tiếng Hán được ghi là ,từ này rất phức tạp vì nhiều nghịa nhưng ta chỉ tìm hiểu nghĩa gần với cái ta đang cần, nếu:

Đi theo Danh từ thì ta có từ :
XỬ NAM (男) - Trai còn trinh
XỬ NỮ(女) - Gái còn trinh

Diễn tả hành động từ có từ:
XỬ LÝ (理)
XỬ TỘI (罪)
XỬ TỬ (死)
Thí dụ :
“Quân “XỬ” thần tử,
君 “” 臣 死
Thần bất tử bất trung;
臣 不 死 不 忠
Phụ xử tử vong,
父 “” 子 亡
Tử bất vong bất hiếu
子 不 亡 不 孝”

Thứ là chữ Sử  theo nghĩa LỊCH SỬ(歷史), SỬ SÁCH (史书) 
Chữ này có thể bỏ qua vì nó không liên quan gì tới hành động "Xử lý " hay "Sử Dụng" mà ta đang tìm hiểu

Tiếp ta nói về chữ Sử trong Sử Dụng (mà ngày nay xài) và Sứ trong Thiên Sứ thiệt ra đều là một cách ghi chung là 使 (nghĩa khiến trở nên cái gì đó ), thí dụ:
SỬ DỤNG (使用) - nghĩa khiến cho phải dùng. (ĐÂY LÀ TỪ NƯỚC XHCN VN dùng hiện nay)
ĐẠI SỨ QUAN (大使館) – nơi đại diện bổn quốc để làm một việc gì đó
THIÊN SỨ (天使) - vị thần dâng mệnh trời đi làm việc gì đó


“ÂM SỪ” NÀY phát âm tiếng Hán ĐỌC NẶNG NHƯ ÂM SỜ (S)

Ta thấy từ một chữ 使, nhưng từ điển ghi theo hai cách ghi 使用 thì "Xử Dụng", 天使 cũng chữ “使” nhưng lại dich la "Thiên Sứ"

Vậy không lẽ VNCH sử dụng sai trầm trọng vậy sao ? 
Tôi không nghĩa là các nhà ngôn ngữ hôc xưa lại phạm sai lầm như vậy, vì làm sao chữ 使用"Xử Dụng", 天使 "Thiên Sứ" cùng 1 nghĩa một từ nhưng khi dịch ra tiếng "Quốc ngữ" lại khác nhau? Cái sai này là do mấy ông dịch giả , nhưng dịch sai vào thời nào thì tôi không biết

Vậy rốt cuộc "Sử Dụng" hay "Xử Dụng" ?
Một sự tình cờ tôi có đọc được một từ gọi là Dụng Xử  用處 - nghia la cái tài dùng được, có ích lợi khi dùng.

Tôi nghi ngờ rằng các ông ngôn ngữ học thời VNCH hay trước thời VNCH không dùng từ "sử dụng" của chữ 使用( ngày nay đang xài) , mà lại dùng chữ “dụng xử” , rồi ghi ngược lại cho dễ đọc thành ra "Xử Dụng", thiết nghĩ đây là một giả thiết cỏn con ngõ hầu giải thích cho mọi người tại sao nhà nước cũ lại dùng từ  "Xử Dung"

Ta cần phải "nhìn nhận" tiếng quốc ngữ hay chữ quốc ngữ vốn dĩ là đã "không chính xác" so với âm gốc ,dân mình nhứt là dân đàng trong (chữ quốc ngữ khai sanh tại đàng trong - Đà Nẵng phát triển vượt trội tại lục tỉnh cuối thế kỷ 19,mà đàng trong có rất dân con lai nhiều sắc tộc nên ko thế phát âm ra đúng 100%, thứ hai lại là phiên âm của La-tinh nên không thể chính xác âm gốc ban đầu được.
Nên cái này ta chỉ có thể nói " ta tuân theo từ điển trước 75" chứ nói “sử dụng” là sai cũng ko thể , tiếng quốc ngữ vốn dĩ là sai so với âm gốc ,dân mình dân con lai nhiều sắc tộc nên ko thế phát âm ra đúng 100%, thứ hai lại là phiên âm của la tinh nên không thể chính xác âm ban đầu ,
Vậy cách dùng từ này không ai sai hết, nếu ai còn tôn trọng "Từ điển theo VNCH" thì xài từ “ Xử Dụng”, còn ai thích xài theo từ điển mới thì dùng từ “ Sử Dụng” để tránh mất hòa khí anh em.

Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của


2 nhận xét:

  1. Nhờ chủ nhà sửa lại cho chỗ này "Tôi không nghĩa là các nhà ngôn ngữ hôc". Có 2 từ gõ sai. Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  2. Đây nữa: "nghia la cái tài dùng được"

    Trả lờiXóa