Xót xa người con đất Nam Kỳ.
Trương Vĩnh Ký (1837-1898) một người thông minh,uyên bác,yêu nước,bị mang tiếng " theo Pháp"
Ông giúp đồng bào rất nhiều,nhứt là giai đoạn Pháp và Nam trào" chưa hiểu nhau", chưa thành thực với nhau, ông chủ trương “ở với họ mà không theo họ”
Ông sanh năm Đinh Dậu, tức năm Minh Mạng thứ 17 tại ấp Cái Mơn, làng Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).
Cha là Lãnh binh Trương Chánh Thi (thời Minh Mạng) và mẹ là bà Nguyễn Thị Châu. Ông mồ côi cha lúc 3 tuổi.
Hồi nhỏ ông có tên là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải là một nhà văn,nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và nhà khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Ông am hiểu và có cống hiến lớn trên nhiều lãnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây,được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới.
Cụ Trương thông thạo 27 ngoại ngữ,có thể nói ông là nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhứt ở Việt Nam( có nghe đồn ông gì đó biết 29 thứ tiếng)xếp vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhứt trên thế giới.
Ông để lợi hơn 118 tác phẩm đủ loại về văn học, lịch sử, địa lý, tự điển, dịch thuật…
Các tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Pháp và đặc biệt bằng chữ Quốc ngữ, viết sách Tây, chữ Pháp, dịch chữ Tây ra Ta, biên soạn từ điển. Petrus Kýcòn viết sách chữ Hán,dịch Hán ra quốc ngữ nữa ,thí dụ :
–Tứ thư (Đại Học, Trung Dung 1889)
– Tam tự kinh (1884)
– Minh tâm bảo giám (1891-1893)
– Sơ học vấn tân (1884) (Tóm tắt sử của Trung Quốc và Việt Nam)
– Tam thiên tự (1887)
Ông dịch Nôm ra quốc ngữ đầu tiên luôn.
“Đêm nằm đóng cửa gài then
Tới khi gần ngủ tắt đèn đứng chong
Hao dầu lẽ ấy đã xong
Còn e gian tế dòm trong soi ngoài”
Hao dầu lẽ ấy đã xong
Còn e gian tế dòm trong soi ngoài”
- (Huấn nữ ca 1882) -
Ông còn cất công đi đây đó sưu tầm,thí dụ bài”Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1887)” của Đồ Chiểu . Mời đọc hai câu kiểu văn của Petrus Ký chép nè:
"Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh
Hơn còn phải chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ"
Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông.
Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn.
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con sách nát
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến mau chân bước.
Bò xối, con sừng chắc lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội.
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Học thức gửi tên con sách nát
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến mau chân bước.
Bò xối, con sừng chắc lưỡi hoài.
Cuốn sổ bình sanh công với tội.
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đức tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”
- “Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nứơc tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẻ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ . . !
Ngày 4-12-1927 ở một góc công viên Thống Nhất trên đường Norodom, các nhà yêu nước Trần Chánh Chiếu quyên góp khắp Nam Kỳ lục tỉnh để xây dựng tượng cụ Trương Vĩnh Ký ở một góc công viên Thống Nhất trên đường Norodom
Nhơn tiện nói về báo chí,lâu nay ta được biết tờ Tạp chí Nam Phong do ông Phạm Quỳnh làm chủ bút là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam,thiệt là bậy bạ và nhận bừa.
Thiệt ra cụ Trương mới xứng được coi là người đặt nền móng cho báo chí Quốc ngữ,ông sáng lập và là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định báo ra đời vào năm 1865,gần 50 năm sau(1917) tờ Tạp chí Nam Phong mới xuất bản lần đầu tiên ngoài Bắc Kỳ.
Ông mất ngày 1 tháng 9 năm 1898, an táng tại Chợ Quán,thuộc Quận 5. Trên mả của ông có khắc dòng chữ La tinh(ông cho khắc khi còn sống):
"MISEREMINI MEI SALTEM VOS AMICIC MET"
(Xin hãy thương tôi, ít ra những bạn hữu của tôi).
Sau năm 1975 mọi thứ gắn liền tên ông bị dẹp bỏ,tượng bị tháo dở đem về để ở công viên Phú Lâm,trường đổi thành Lê Hồng Phong.
Hiện giờ ở quận Tân Phú có con đường nhỏ đặt tên ông,coi như " vỗ về" chút tự hào sót lợi của xứ Nam Kỳ.
Nói về công nghiệp của ông thì kể không bao giờ hết,chỉ biết càng đào sâu càng thích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét