Người Nam kỳ lục tỉnh xưa ít dùng từ "Nghĩa" ....
...hoặc không dùng (thậm chí trong văn viết), thay vào đó là chữ "Ngãi", thí dụ như "Ngãi Nhơn", "Ngãi Hiệp", "Ngãi Tình" , trong Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu có câu thơ mà dân Lục tỉnh nào cũng thuộc nằm lòng "kiến ngãi bất vi vô dõng giả"
Do đâu có sự khác biệt đó?
Thưa cũng bởi vì lại bị cái vụ kỵ húy mà ra.
Do dân đàng Trong tránh chữ "Nghĩa" mà gọi "Ngãi" do kỵ húy tên vị Chúa thứ 5 của Đàng Trong - Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái (1687-1691)
Và do vậy tỉnh Quãng Nghĩa/廣義 phải đổi thành Quảng Ngãi, Quảng là to lớn, Nghĩa là nghĩa khí , tức nói đây là vùng đất đầy nghĩa khí - chớ hõng phải do xứ này "chơi bùa ngải" đâu nha nói vậy tội dân người ta chết,.
---
Laị nói về thế tử Nguyễn Phúc Thái tuy con của "bà Hai" nhưng do con cả là Nguyễn Phúc Diễn qua đời nhận thấy con thứ là Phúc Thái tâm lành hiền đức phong cho làm Tả thủy dinh phó tướng Hoằng Ân Hầu, làm phủ đệ tại dinh Tả thủ, khi Nguyễn Phúc Tần mất Phúc Thái đã 39 tuổi được nối ngôi chúa.
Ông là người nổi tiếng rộng rãi, giảm nhẹ hình phạt, thuế khoá, trọng dụng quan lại cũ, trăm họ đều vui mừng - dân thương nên gọi Chúa Nghĩa.
Ông là người nổi tiếng rộng rãi, giảm nhẹ hình phạt, thuế khoá, trọng dụng quan lại cũ, trăm họ đều vui mừng - dân thương nên gọi Chúa Nghĩa.
Chúa quy định lại tang phục cho có lợi, bởi vì vào thời ấy, mỗi khi có quốc tang thì người dân dù người già, trẻ con đều la khóc kêu gào, bỏ việc đồng áng, lao động - nên bãi bỏ bớt tang chế cho dân, chỉ trừ thân tộc mới đội tang 3 năm
Những cải cách của ông nằm ngoài Nho giáo trong khi thời ấy bên Tàu và đàng Ngoài vẫn coi Nho giáo là cái gốc trị dân của họ,
Những cải cách của ông nằm ngoài Nho giáo trong khi thời ấy bên Tàu và đàng Ngoài vẫn coi Nho giáo là cái gốc trị dân của họ,
Năm 1687, Chúa Phúc Thái dời kinh về Phú Xuân, chúa cho xây đắp cung điện, thành quách rất tráng lệ. từ đó Phú Xuân trở thành kinh đô duy nhứt của triều Nguyễn sau này
Vùng Phú Xuân rộng rãi bề thế hơn hồi còn ở Kim Long, bên bờ bắc sông Hương nổi tiếng là có "gái đẹp"
Vùng Phú Xuân rộng rãi bề thế hơn hồi còn ở Kim Long, bên bờ bắc sông Hương nổi tiếng là có "gái đẹp"
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.
Hồi năm 1688. phó tướng Long Môn Hoàng Tấn sanh lòng kiêu mạn, y cầm quân tấn công giết tướng Dương Ngạn Địch ở cửa biển Mỹ Tho, xưng làm tướng quân Long Môn, (Dương Ngạn Địch là người theo đức Ông Trần thượng Xuyên từ Quảng Đông vô đàng Trong tỵ nạn nhà Thanh)
Sau Tấn qua quấy nhiễu Chân Lạp, khiến Chính vương Nặc Ông Thu oán hận bỏ thần phục chúa Nghĩa sanh tâm làm loạn, chúa phái các tướng đi dẹp loạn cũng mất hơn 2 năm trường.
Sau Tấn qua quấy nhiễu Chân Lạp, khiến Chính vương Nặc Ông Thu oán hận bỏ thần phục chúa Nghĩa sanh tâm làm loạn, chúa phái các tướng đi dẹp loạn cũng mất hơn 2 năm trường.
Mùa xuân năm 1691, chúa Nghĩa đau nặng, ông triệu thế tử là Tộ Trường hầu Nguyễn Phúc Chu đến và căn dặn:
"Ta vâng theo mối trước, vẫn mong sao nối theo được chí, làm theo được việc. Con nay kế nghiệp, nên noi công đức của tổ tông, cầu hiền đãi sĩ, yêu dân thương quân, đừng tin lời nói gièm pha, đừng bỏ những người ngay thẳng, để xây dựng nghiệp lớn, đó là điều đại hiếu".
Cùng ngày, chúa Nghĩa băng hà, thọ 42 tuổi, tuy ông làm Chúa chỉ vỏn vẹn có 4 năm nhưng công lao quả không ít
Lăng mộ táng tại núi Kim Ngọc (Định Môn, Hương Trà, Thừa Thiên)
Tên lăng là Trường Mậu. Thế tử Phúc Chu lên kế nghiệp, tức Chúa Minh - ông đã làm đúng theo di mệnh của cha mình
Tên lăng là Trường Mậu. Thế tử Phúc Chu lên kế nghiệp, tức Chúa Minh - ông đã làm đúng theo di mệnh của cha mình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét