Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

¶¶ NGUYỄN PHÚC LAN (1635- 1648) - Vị Chúa thứ 3

Chúa Nguyễn Phúc Lan 阮福瀾 là vị chúa Nguyễn thứ ba của Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam,
Chúa Phúc Lan kế ngôi cha là Nguyễn Phúc Nguyên, tiếp tục xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở Nam Hà và đánh bại hai đợt tấn công của chúa Trịnh năm 1643, 1648.
Thân mẫu của ông là con của Mạc Kính Điển - ông này là cháu nội của Mạc Đăng Dung - kẻ thù của nhà Lê - kẻ trước đây bị thân phụ của chúa Nguyễn Hoàng từng đi dẹp ở Cao Bằng
Mùa hạ năm Tân Mùi (1631) Hoàng tử cả là Kỳ mất
Phúc Lan là con thứ hai được lập làm Thế tử
Năm ất Hợi (1635) chúa Nguyễn Phúc Nguyên mất Phúc Lan được nối ngôi chúa năm 35 tuổi - dân gọi là chúa Thượng.

Năm 1634, có một chiếc tàu Hà Lan tên là Grootebroek bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa, thuyền trưởng Huijich Jansen và 12 thủy thủ đi bằng thuyền nhỏ vào xứ Đàng Trong để trình báo sự việc và bị tịch thu 23.580 réaux bởi nhà chức trách xứ Đàng Trong do xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp
Hai năm sau, dưới thời Chúa Thượng Phúc Lan,

Ngày 6 tháng 3 năm 1636, có 2 tàu Hà Lan khác tới Đà Nẵng.
Thương gia Abraham Duijeker tiến về Hội An để gặp quan Trấn thủ;
Sau đó ông ta đi Thuận Hóa yết kiến Chúa Thượng, để xin giao thương, đặt thương điếm và đòi số tiền 23.580 réaux đã bị tịch thu năm kia.
Để bù vào sự thiệt thòi đó, Chúa Thượng chấp thuận cho người Hà Lan được tự do giao thương với xứ Đàng Trong, và miễn cho họ sắc thuế neo bến và các tặng phẩm.
Vì lẽ đó mà từ năm 1636, một thương điếm của người Hà Lan đã được thiết lập tại Hội An, do Abraham Duijeker làm Trưởng Thương điếm.
Bắt đầu từ năm 1641, tàu chiến của Hà Lan liên tục cướp phá, quấy rối và hăm he tấn công Đàng Trong.
Tháng 11 năm 1641, hai con tàu của Hà Lan bị quân đội chúa Nguyễn đánh đắm gần bờ biển đảo Cù Lao Chàm do xâm phạm lãnh hải, 82 người lính Hà Lan bị chúa Nguyễn bắt giam ở Hội An và Chúa Nguyễn đã tịch thu cả hai con tàu đó.
Tháng 5 năm 1642, Công ty Đông Ấn Hà Lan cử nhiều tàu chiến đi lùng bắt dân chúng, cướp bóc, đốt phá ở khu vực duyên hải miền Trung.
Tháng 6 năm 1643, theo đề nghị của chúa Trịnh, ba tàu chiến Hà Lan là Wojdenes (De Wijdeness), Waterhond và Vos tiến vào cửa Thuận An đánh chúa Nguyễn với lời hứa sẽ nhượng đất Thuận Quảng cho Hà Lan nếu như chiếm được đàng Trong.
Thế tử Nguyễn Phúc Tần khi đó còn "đeo lon" tướng chưa được lệnh của cha đã chỉ huy khoảng hơn 50 tàu đột kích bất ngờ.
Thuyền trưởng Pieter Baek và nhiều thủy thủ đã bị chết. Hai chiếc tàu kia, theo lời của Jean Gobyn, phải rất chật vật mới tìm được một chỗ trú ở đảo Ngọc (Ile de Perles)
Sau trận này, Công ty Đông Ấn Hà Lan không còn gửi tàu bè đến Đàng Trong.
Thấy tình hình xứ Thuận Quảng ổn định, Chúa Thượng cho mở khoa thi (1647) chính đồ và Hoa văn để tuyển chọn nhân tài ra cứu giúp nước.
Về quan chế, giống thời Chúa Sãi tiền nhiệm, nhưng lại đặt thêm chức nội tả, ngoại tả, nội hữu, ngoại hữu, gọi là tứ trụ để giúp chúa trị dân.
Năm 1646, ông sai tổ chức khoa thi Chính đồ và Hoa văn nhằm tuyển chọn nhân tài (đây là khoa thi đầu tiên của Đàng Trong).
Về tôn giáo, năm 1631, chúa Thượng cấm không cho người Tây vào giảng đạo ở trong nước.

Theo sách Đại Nam thực lục tiền biên:
"Chúa đã nắm chính quyền, lấy ơn huệ vỗ về dân chúng. Bấy giờ mưa nắng thuận hòa, nước giàu dân thịnh, có cảnh tượng thái bình rực rỡ".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét