Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Ngô Đức Kế

Ai về địa phủ hỏi Gia Long.

Khải Định thằng này phải cháu ông?

Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ
Trǎm gia ba chục khổ nhà nông

Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến
Nǎm ngoái sang Tây ỉa vãi cùng?

Bảo hộ trau rồi nên tượng gỗ
Vua thời còn đó, nước thời không !

Ông Ngô Đức Kế (NDK) là chí sĩ yêu nước quê Hà Tĩnh , giữ chức Toản tu Quốc sử quán triều Nguyễn sau cáo quan về tham gia chống Pháp.
Xuất thân trong một gia đình quan lại nhiều đời trong quan trường trào Nguyễn. Ngưỡng mộ ông là một trong những vị quan có tinh thần chống Pháp như cụ Phan Bội Châu
Sau lễ tứ tuần cùa Vua Khải Định được cho tốn "kém ngân khố quôc gia (thậm chí còn bắt nhơn dân khắp cả nước gửi quà cho vua)"
Khi đó ông NDK đương làm Chủ bút báo Hữu thanh của Hội Công thương tương tế ở Hà Nội có viết một bài thơ đả kích như trên.
Theo tôi hiểu 1 Nho Sĩ của nhà Nho, là 1 kẻ quan liêu là người phụng sự, ăn bổng lộc, hưởng nhiều ân sủng khác của triều đình và của cá nhân nhà vua mình tôn thờ.
Do đó, dù còn phục vụ cho triều đình hay đã "ẩn nho" thì với đạo quân - thần đứng đầu tam cương , ngũ thường, sống một cuộc đời "ẩn nho" toại nguyện, tâm hồn thanh thản.

Theo sách Trung Dung viết:
"Một Nho sĩ thải hết sức răn mình cẩn thận về những điều không ai nhìn thấy, e sợ những việc không ai nghe thấy. Không gì dễ hiện ra bằng điều giấu giếm, không gì dễ lộ ra bằng điều nhỏ nhặt.
Cho nên người quân tử khi xử thế một mình, từ lời ăn tiếng nói đến việc làm cụ thể càng phải cẩn thận, chu đáo hơn bao giờ hết."
Việc nói càng nói tục càng không thể xảy ra đối với một Nho Sĩ hay dù là một "Ẩn Nho"

Còn theo theo phương châm sống của Nho Gia “Phàm con người ta đi ở ẩn thì phải giữ gìn được đạo, ra làm quan thì phải cứu giúp cho đời” (Thượng kinh ký sự).
Nếu có đả kích "vua tôi" thì chí ít cũng như Bùi Sĩ Tiêm “tính tình khẳng khái, cứng cổ” đã dâng lên chúa Trịnh Giang một tờ khải rất dài gồm 10 điều, nhưng chỉ mang tính chất một bức tâm thư thỉnh nguyện. Trong đó, một phần là đề nghị, phần lớn là những lời phê phán gay gắt chính sự đương thời vậy
Nhưng chúa Trịnh chỉ có cáo lão về hưu chứ không giết (ấy Chúa đây cũng là bậc "quân tử" nhà Nho).
Tôi "khiêm nhường tiết lễ" Quân "Cả nể công tâm" thật đáng ngưỡng mộ người xưa,.


 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét