Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Sao dân An Nam hay kêu người Tàu là Ba Tàu,Các Chú ?



Dân An Nam hay kêu người Tàu là “Ba Tàu “ , “Các-chú” là bởi người Minh-hương mà ra đó đa…
---

Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:

“…An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v... Từ Ba-Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống:

Vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai),
Sài Gòn-Chợ Lớn,
Hà Tiên,.."

Từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam, nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu...”. Nhưng không bởi vì lý do chánh trị mà chẳng qua do cách ăn cách ở khác nhau-

Chuyện kỳ thị giữa người và người hàng ngày còn gặp trong gia đình, học đường, công sở- huồng hồ là giữa sắc tộc này với sắc tộc khác -dẫu sao chút xích mích cũng chỉ xảy ra trong sanh hoạt thường ngày không ảnh hưởng chi đến mối giao hảo mấy tram năm nay giữa người Việt và người “Tàu” – nhứt là người  “Tàu” trong miền Nam.

Cứ hễ người Tàu thì ta hay gọi là "Các Chú"- cách gọi là này đã có từ lúc người "Tàu" mới vào vùng Đồng Nai - Cù Lao Phô

Trích dẫn tiếp bài báo trên Gia Định Báo giải thích:
“Do bởi mẹ là An-nam cha là Khách nên ta nhìn người Tàu như là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú (-) nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy...”

Còn từ "Khách Chú" có nguồn giải thích là "Khách trú" tức người "ở trọ" do họ còn muốn về Tàu phục quốc ở An Nam chỉ là "ở nhờ" 
Nhưng lại có giải thích Khách Chú nghĩa là “Chú người Khách Gia”, tiếng Tàu Khách Chú ghi là客叔- Chú trong Hán Việt là Thúc, Khách tức người Khách Gia , hay có người còn gọi Chú ba Tàu, hoặc xưa có Chú Hỏa ở Biên Hòa.

Còn kêu là “Chệc” là tại tiếng Triều Châu kêu Chệc nghĩa là chú (Thúc).
Chú trong tiếng Triều hay Quảng có cách gọi na ná như : Chục / Sục /Súc. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú .
Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ..

Cách giải thích thuật ngữ nói trên của Gia Định Báo từ thế kỷ thứ 19 được coi là tạm ổn vì đây là một trong những tài liệu xưa có xuất xứ từ miền Nam. Theo Lê ngọc Trụ trong Tầm nguyên Tự điển Việt Nam, chệc hay chệt là tiếng Tiều gọi chữ thúc, nghĩa là “em trai của cha”.
Người bình dân gọi Chệc để chỉ chung người Hoa.

- Hồi xưa hễ thấy ai lật đật lử đử làm gì đó họ hay nói : "Mày làm gì như thằng Chệt chìm Tàu" câu này nhìn vậy chứ kiểu giống như "chửi cha" người ta :P , nhưng dẫu sao cũng chỉ là một nét văn hóa.

Người Triều Châu chấp nhận được gọi là "Chệc" vì thứ nhứt đó là tiếng của họ và họ tôn là "Chú"

Nhưng tại sao có người Tàu mình gọi họ là "Chệc" họ lại hõng dzui ?

Thưa đó là "Ba Tàu Quảng Đông" hõng ưa bị gọi là "Chệc"
Họ nói gọi như thế có ý miệt thị,
Lý do thứ nhứt vì "Chệc" đâu phải là tiếng của Người Quảng Đông đâu mà kêu người ta là "Chệc" ?
Thứ hai là do họ nhận mình là "sắc dân" cao quý hơn người Tiều bị  ở miền Nam, “Các Chú” Quảng làm ăn buôn bán khá hơn “Các Chú Chệc” người Tiều lam lũ trong nghề làm rẫy và sống tằn tiện, nên không biết có phải vì vậy mới có câu:

Quảng Đông ăn cá bỏ đầu
Tiều Châu lượm lấy đem về kho tiêu!

Người Tiều lại chê dân Quảng không biết ăn cá. Họ nói món cháo cá Tiều khi ăn có vị ngọt đặc biệt nhờ chỉ rửa sạch bên ngoài, giữ lại nguyên si vảy, đầu và cả ruột!

Dân Tiều ở miền Nam “chuyên trị” những món cá chim hấp, bò viên, tôm viên, ruột heo nấu cải chua... và nhất là món hủ tíu Tiều Châu.

Người ta còn dùng các từ như Khựa, Xẩm, Chú Ba… để chỉ người Tàu,
Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ ràng trong cách gọi: phụ nữ Tàu được gọi là thím xẩm còn nam giới thì lại là chú ba



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét