Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Vua nước Việt

Nếu Vua Bảo Đại muốn làm Vua nước Việt hoặc chí ít là nước Nam kỳ thì ổng đã quét sạch Việt Minh hay Cộng Sản từ hồi Nhựt dzô trong này ,
Chắc ông Diệm cũng ko có cơ hội để trưng cầu dân ý ,
Và cũng không đợi tới lúc bị phế truất bởi nền đệ nhứt Cộng Hoà
Ổng Bảo Đại không đánh VM chỉ vì dân vì nước 
Vì cái tâm từ bi quá lớn với thần dân 

"Việt Minh cũng là con dân của Trẫm"

Một người trong hoàng tộc nhưng lại được giáo dục theo Tây Âu trong 10 năm , cố gắng áp dụng chánh sách dân chủ cho nước Việt từ trước 1945.
Bãi bỏ hiệp ước thuộc địa của Pháp
Thống nhứt Bắc Nam sau 100 năm Pháp thuộc
Người viết ra hiến pháp cho cả nước VNDCCH và QUỐC GIA Việt Nam (VNCH THỪA HƯỞNG )
Tôi tưởng người như vậy cũng quá cao tầm.



Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

"Xử Dụng" hay "Sử Dụng" ?

"Xử Dụng" hay "Sử Dụng" ?
---
Kết quả tìm kiếm trên Google cho các trang từ Việt Nam có kết quả: Sử Dụng là 2.360.000 hits, “Xử” Dụng là 1.060 hits còn kết quả tìm kiếm trên Google cho các trang trên mạng nói chung có kết quả: sử dụng là 2.010.000 hits, xử dụng là 48.800 hits.
Do vậy, có thể thấy các trang dùng từ “Xử Dụng” chủ yếu có nguồn gốc từ các trang ngoài Việt Nam vì do họ tuân theo "từ điển trước 1975 của VNCH - còn trong nước thì tuân theo "từ điển mới" của nhà nước hiện hành là chữ "Sử Dụng" , dân VN thì tới 90 triệu người nên không lạ nếu "Sử Dụng" được xài nhiều hơn

Đó là lý do tại sao hiện nay có nguồn là "Xử Dụng" được dùng trước 1975, còn sau 1975 thì là "Sử Dụng"
Khoan vội kết luận đúng sai,
Ta nên tìm hiểu tiếp chữ về chữ “Xử” v à “Sử” trong từ điển Hán Việt cổ để có thêm góc nhìn về chữ "sử" vs chữ "xử" vì hơn 60% từ ngữ trong tiếng Việt có gốc từ chữ Hán, đó là một điều không thể chối cãi.
Nên ta phải nương theo chữ hán gốc mà phân tách, hiểu chữ "Sử" và "Xử" có tiếng Hán gốc ghi như thế nào và nghĩa khác nhau như thế nào ?

Thứ nhứt 
Ta có chữ  XỬ trong "xử tội , “xử lý' trong tiếng Hán được ghi là ,từ này rất phức tạp vì nhiều nghịa nhưng ta chỉ tìm hiểu nghĩa gần với cái ta đang cần, nếu:

Đi theo Danh từ thì ta có từ :
XỬ NAM (男) - Trai còn trinh
XỬ NỮ(女) - Gái còn trinh

Diễn tả hành động từ có từ:
XỬ LÝ (理)
XỬ TỘI (罪)
XỬ TỬ (死)
Thí dụ :
“Quân “XỬ” thần tử,
君 “” 臣 死
Thần bất tử bất trung;
臣 不 死 不 忠
Phụ xử tử vong,
父 “” 子 亡
Tử bất vong bất hiếu
子 不 亡 不 孝”

Thứ là chữ Sử  theo nghĩa LỊCH SỬ(歷史), SỬ SÁCH (史书) 
Chữ này có thể bỏ qua vì nó không liên quan gì tới hành động "Xử lý " hay "Sử Dụng" mà ta đang tìm hiểu

Tiếp ta nói về chữ Sử trong Sử Dụng (mà ngày nay xài) và Sứ trong Thiên Sứ thiệt ra đều là một cách ghi chung là 使 (nghĩa khiến trở nên cái gì đó ), thí dụ:
SỬ DỤNG (使用) - nghĩa khiến cho phải dùng. (ĐÂY LÀ TỪ NƯỚC XHCN VN dùng hiện nay)
ĐẠI SỨ QUAN (大使館) – nơi đại diện bổn quốc để làm một việc gì đó
THIÊN SỨ (天使) - vị thần dâng mệnh trời đi làm việc gì đó


“ÂM SỪ” NÀY phát âm tiếng Hán ĐỌC NẶNG NHƯ ÂM SỜ (S)

Ta thấy từ một chữ 使, nhưng từ điển ghi theo hai cách ghi 使用 thì "Xử Dụng", 天使 cũng chữ “使” nhưng lại dich la "Thiên Sứ"

Vậy không lẽ VNCH sử dụng sai trầm trọng vậy sao ? 
Tôi không nghĩa là các nhà ngôn ngữ hôc xưa lại phạm sai lầm như vậy, vì làm sao chữ 使用"Xử Dụng", 天使 "Thiên Sứ" cùng 1 nghĩa một từ nhưng khi dịch ra tiếng "Quốc ngữ" lại khác nhau? Cái sai này là do mấy ông dịch giả , nhưng dịch sai vào thời nào thì tôi không biết

Vậy rốt cuộc "Sử Dụng" hay "Xử Dụng" ?
Một sự tình cờ tôi có đọc được một từ gọi là Dụng Xử  用處 - nghia la cái tài dùng được, có ích lợi khi dùng.

Tôi nghi ngờ rằng các ông ngôn ngữ học thời VNCH hay trước thời VNCH không dùng từ "sử dụng" của chữ 使用( ngày nay đang xài) , mà lại dùng chữ “dụng xử” , rồi ghi ngược lại cho dễ đọc thành ra "Xử Dụng", thiết nghĩ đây là một giả thiết cỏn con ngõ hầu giải thích cho mọi người tại sao nhà nước cũ lại dùng từ  "Xử Dung"

Ta cần phải "nhìn nhận" tiếng quốc ngữ hay chữ quốc ngữ vốn dĩ là đã "không chính xác" so với âm gốc ,dân mình nhứt là dân đàng trong (chữ quốc ngữ khai sanh tại đàng trong - Đà Nẵng phát triển vượt trội tại lục tỉnh cuối thế kỷ 19,mà đàng trong có rất dân con lai nhiều sắc tộc nên ko thế phát âm ra đúng 100%, thứ hai lại là phiên âm của La-tinh nên không thể chính xác âm gốc ban đầu được.
Nên cái này ta chỉ có thể nói " ta tuân theo từ điển trước 75" chứ nói “sử dụng” là sai cũng ko thể , tiếng quốc ngữ vốn dĩ là sai so với âm gốc ,dân mình dân con lai nhiều sắc tộc nên ko thế phát âm ra đúng 100%, thứ hai lại là phiên âm của la tinh nên không thể chính xác âm ban đầu ,
Vậy cách dùng từ này không ai sai hết, nếu ai còn tôn trọng "Từ điển theo VNCH" thì xài từ “ Xử Dụng”, còn ai thích xài theo từ điển mới thì dùng từ “ Sử Dụng” để tránh mất hòa khí anh em.

Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của


Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Nguồn cội người Bách Việt bốc hơi theo ngọn lửa hung tàn của các triều đại thống trị

Người Bách Việt khi xua sống vùng Quảng Tây Quảng Đông Trung quốc và Bắc phần Việt Nam ngày nay, họ có chung ký tự chữ viết, ẩm thực, văn hoá tâm linh âm dương ngũ hành, văn hóa lúa nước, coi lịch coi thủy triều bằng con trăng nên mới có Tết lúa nước (ngày nay gọi là tết âm lịch)



Hán tộc phương Bắc trên cao lạnh giá sống du canh du mục chăn nuôi , làm gì có lúa nước, không có lúa nước sao co tết lúa nước là tết âm lịch , ( Tết của ông bà mình mà mình kêu bỏ, dòng thứ ngu ngục )



Nhà Tần chiếm toàn Trung Hoa , đốt hết sách nên cung mất hết gốc tích người Bách Việt ( khiến người Việt mai một đi trong việc tìm nguồn gốc ) 

Rồi tụi Hán chiếm Trung Hoa của nhà Tần lại tiếp tục sứ mệnh" đốt sách chôn nho" trong sự kiện đốt cung A Phòng, sau đó chiếm Nam Việt cũng xoá sạch vết tích ng Việt , coi văn hoá Bách Việt là của Hán tộc , 
Sách sử sau này toàn người tộc Hán viết , PR Max level luôn , đàn ông trung dũng thì gọi là "Nam Tử Hán 男子漢" , người đàn ông tốt thì gọi là "Hảo Hán 好漢" Kiểu như người Hán là thượng đẳng , dân tộc nào có ai tốt đẹp thì phải đem người Hán ra làm ví dụ làm tiêu chuẩn.
Rồi kế tiếp nhà Thanh đàn áp trí thức trong vụ Minh Sử…, khiến cho các thế hệ sau muốn tìm lại manh mối thật muôn vàn khó khăn.

Mỗi khi một triều đại đánh đổ một triều đại khác bên Tàu thì sách sử cũng bị viết lại hết. Nhứt là hai nhà Tần, Hán, và sau này là "triều đại của họ Mao", họ phá hủy hoàn toàn vết tích về lịch sử người dân bản điạ hay những người Việt cổ xưa kia sống dọc theo sông Dương Tử


Lịch sử nguồn gốc người Bách Việt xuất phát tư phía Nam Trung quốc ngày nay, rồi chạy quân nhà Tần nhà Hán trôi dạt về phương Nam (Bắc Việt ngày nay ) mà tránh nạn "Hán Hóa", đa phần di tích khảo cổ, sách sử còn ở bên đất Tàu .... 
Nhưng sau khi Nhà Tần nhà Hán làm chủ Trung Hoa như đã nói trên họ đã tiêu hủy lịch sử trước đó đã làm cho ta mất đi gần như tất cả thông tin về nguồn cội.. Quả đáng buồn.
Nếu nói muốn biết sử chính xác của người Bách Việt ta phải coi sách từ trước thời Tần, Hán nhưng biết lấy đâu ra



Bài thơ Đề Thiên Mụ Tự 提天娒寺

Tương truyền xưa kia khi Chúa Tiên-Nguyễn Hoàng (主仙-阮黄)vào Thuận Hóa tìm chỗ đóng đô, đi đến nơi này thì gặp một bà lão chỉ dắt, sau đó Chúa y theo lời "Bà Lão" mà lập đô tại Thuận Hóa.

Người dân nơi đây vào ban đêm cũng thường mơ thấy có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người:
- "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn

Năm 1601 không quên ơn bà lão năm xưa bèn lập chùa thờ trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ Tự", tức Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ.
Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.
Bài thơ bên dưới là một tác phẩm của ông Phan Quốc tục gọi Phan Mậu Tài do ông đậu tú tài - bài thơ này viết về Chùa Thiên Mụ

Đề Thiên Mụ Tự 提天娒寺
Thần kinh thắng cảnh nhứt kỳ quan
Tầng thử lai du trước nhãn khan
Lĩnh phú từ vân thường đối củng
Giang ngưng pháp thủy khúc hồi hoàn
Môn tiền tháp trĩ cao thiên xích
Phạm lý chung thanh hưởng lưỡng gian
Thực đắc kỷ hoa thành chánh quả
Quân hầu tầng phủ vấn chư san
(Phan mậu Tài)

Dịch nghĩa :
Đây là một cảnh lạ mắt đứng đầu những cảnh đep có tiếng ở kinh đô Huế
Từng đến đó chơi nên mắt đã xem tường tận
Núi chầu trước mặt trên đỉnh có mây lành che
Sông ngưng nước pháp uốn khúc vòng quanh
Trước ngõ thập cao ngàn thước đứng trơ trụi
Trong chùa, tiếng chuông cất lên vang vọng cả đất trời
Cây được hoa nên sắp thành quả
Quân hầu từng chẳng hỏi các sư đó sao?

Thơ:
Đây nhứt kỳ quan cảnh đế kinh
Chân từng nơi đó , mắt từng nhìn
Núi chầu trước mặt, mây che mát
Sông lặng bên Chùa, uốn khúc xinh
Vòi vọi ngoài sân ngôi bảo tháp
Đỉnh đang khắp cõi tiếng kim thinh
Cây đơm bao đóa, thành chánh quả
Từng hỏi: bao người vượt tử sinh

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Người xưa xưng hô với nhau ra sao ?


Tiếng Hán của người Hán vốn là một dân tộc sinh ra Nho giáo với nhiều nghi lễ phiền toái, lại chỉ có ba ngôi xưng hô thông dụng : Ngã/我/I, Nỉ/你/YOU và Tha/他/SHE,HE,IT
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt xưa do ảnh hưởng Nho-Hán, có rất nhiều đại từ dùng cho ba ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trong khi hầu hết các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng rất đơn giản,
Xưng hô xưa sở dĩ phức tạp do họ luôn để chữ "Kính" lên đầu trong Văn Hóa ứng xử

Nói về "Thi Lễ" thì tiếng Hán được coi là phức tạp bậc nhất, người ta phải tùy từng địa vị, quan hệ, hoàn cảnh mà ăn nói cho đúng phép – một thứ kính ngữ sâu sắc và lôi thôi chưa từng có luôn, thí dụ vài cái nghe chơi:
Khi hai kẻ sỹ gặp nhau, họ nói là Thưa túc hạ/足下 (tôi chỉ dám nói với cái chân của ngài),
Gặp quan trên, bề trên thì Thưa Các Hạ /閣下 (tôi chỉ dám nói với cái gác của ngài)
Gặp hoàng tử, thái tử thì nói Thưa Điện Hạ/殿下 (tôi chỉ dám nói với cung điện của ngài),
Yết kiến vua thì thưa Tâu Bệ Hạ/陛下 (tôi chỉ dám nói với cái bệ của nhà vua).
Rồi họ gọi nhau là
Đại nhân 大人,
Tiên sinh 先生,
Thượng quan 上官,
Tướng công 相公,
Đại phu 大夫,
Tráng sỹ 壯士 ,
Hiền sỹ 賢 賢,
Tướng quân. 将軍,
… tức là những chức tước cũng được dùng thành ngôi thứ hai ba để kính ái nhau.

Ngược lại kẻ làm vua trên ngôi cao ngất ngưỡng cũng lại xưng hô rất mực khiêm tốn, thí dụ xưng:
Cô/孤 (kẻ cô đơn này), ý nhún mình của các vua chư hầu xưa, hay là nói tự khiêm là kẻ bề dưới hoặc tự cảm thấy đức độ kém hơn kẻ đối diện. Đời sau gọi các vua là “xưng cô đạo quả” 稱孤道寡 là theo ý ấy, từ đó mà các ông vua ngày xưa hay tự xưng là "Quả nhân"
Quả nhân/寡人 (kẻ cô độc này), tiếng tự xưng khiêm nhường của kẻ làm vua, tự cho mình là người ít đức độ
Trẫm/朕 (kẻ ngu muội này)… từ này được các ông vua bắt đầu sử dụng từ đời Tần Thuỷ Hoàng [năm 221 trước CN]; trước đó thì nó chỉ là đại từ nhân xưng phổ thông ngôi thứ nhất mà thôi.
Mà hễ nếu bậc trưởng thượng đã cung kính khiêm nhường thân làm kẻ dân dã há lại quên cái Kính Lễ trong mình sao, bỡi vậy nên dân thời xưa hay tự xưng là thảo dân với Vua Quan, 
"Thảo dân/草民" (ý nói kẻ dân lành quê mùa hèn mọn) Thảo ý nói nhà quê, đồng ruộng, hoang dã, như: “thảo mãng” 草莽 vùng cỏ hoang, “thảo trạch” 草澤 nhà quê, thôn dã.
Người xưa đi đối thoại cũng không quên kèm theo lối ăn nói văn hoa, khen ngợi, xưng tụng, tâng bốc. 

Thí dụ:
Nghe danh ngài như sấm dậy bên tai đã lâu, nay gặp mặt mới thỏa lòng mong ước
Tôi gặp ngài khác nào quạ dám sánh với phượng hoàng, ngựa hèn sánh với kỳ lân
Đức độ của ngài lan ra bốn bể, khắp hang cùng ngõ hẻm, ai ai cũng nghển cổ trông ngóng
Lời của ngài chúng tôi đã phải rửa tai chín lần để chờ đợi…
Ở VN mình hễ lâu được khách tới nhà thăm thì hay dùng câu: Hôm nay Rồng đến nhà Tôm chỉ sự nhúng nhường khiêm tốn với khách
Mặc dù kính ngữ phức tạp như vậy, nhưng trong khi nói chuyện, người ta chỉ cần thưa tôn kính lần đầu, còn những câu nói sau có thể quay lại Nhĩ/你/you– Ngã/我.me như bình thường.

Người xưa dầu là kẻ bề trên , dầu hai đàng ghét nhau không ưa nhau nhưng khi đối mặt giao tế cũng vẫn luôn giữ phép "Kính vi Thương" , văn hóa ấy vẫn còn giữ được trong buổi giao thời hồi Pháp thuộc,
Ví như trong tiểu thuyết "Con Nhà Giàu" của Hồ Biểu Chánh, cậu Thượng Tứ tuy biết người bạn chí cốt là Thầy thông Hằng gạt lừa tiền mình nhưng khi gặp nhau vẫn giữ phép xưng tôi gọi Thầy trịnh trọng, khi thẩy tới nhà thăm (định lừa tiếp) cậu Tứ biết vậy nhưng cũng mời trà rượu đàng hoàng không một lời trách móc khiến cho thẩy ấy thấy vậy mà tự xấu hổ.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Hồi xưa người "Tàu" được gọi là Ba Tàu thay vì là người "Hoa"

Số báo ngày 16/2/1870 trên tờ Gia Định Báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam ở Sài Gòn. Bài báo viết:

“…Từ Ba Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài Gòn Chợ Lớn,Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam,nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị. Còn có cách giải thích khác: Người Việt thường xưng hô theo thứ tự như anh Hai (con cả) anh Ba (con thứ)… Vì lý do đó mà người Tàu thường lễ phép gọi thân mật người Việt đang làm ở các cơ quan Pháp thời đó là anh Hai (cậu Hai) và xem mình là em (anh Ba). Từ đó người Việt mới gọi anh Ba (Tàu) là vậy.”

Hồi xưa người "Tàu" được gọi là Ba Tàu thay vì là người "Hoa"


Sự việc khiến người Việt gọi người Hoa trên đất nước mình là Ba Tàu xảy ra vào khoảng năm 1807, (hoặc chậm lắm là vào năm 1820, khi vua Minh Mạng lên ngôi). Đó là kết quả một lệnh dụ kỵ húy do vua Gia Long ban ra: cấm cả nước nói từ Hoa!

Hoa là tên bà Hồ Thị Hoa, con gái của quan Khâm Sai Chưởng Cơ  Hồ văn Bôi (như tư lệnh quân đoàn bây giờ)dưới triều Gia Long. 
Bà sinh năm 1791; năm 1806, mới 15 tuổi (được kể 16 tuổi ta), bà được hoàng gia triều Nguyễn chọn làm chính phi (vợ chính) của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm, người về sau được chọn là đông cung thái tử, và kế vị cua Gia Long, là vua Minh Mạng. Một năm sau, bà sinh hoàng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (về sau sẽ là vua Thiệu Trị.) Sau khi sinh con dược 13 ngày, bà qua đởi. Vua Gia Long rất thương tiếc đứa con dâu yểu mệnh, bèn ban chỉ dụ cho quan lại và bá tánh trong nước kiêng tên Hoa của bà.

Theo lệnh kỵ húy này, tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa, cái Cầu Hoa (ở quận 1 Sài Gòn bây giờ) đổi tên thành Cầu Bông, cửa (gate) Đông Hoa của Hoàng thành Huế đổi thành cửa Đông Ba. Và chợ Đông Hoa ngoài cửa Đông Hoa cũng đổi tên thành chợĐông Ba.

Từ đó cách ăn cách nói của người xứ Trung kỳ Nam Kỳ cũng né từ "Hoa", thí dụ: Hoa thì nói thành Bông, Hoa lợi thì nói thành Huê lợi, Hoa kỳ => Huê kỳ..

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Nói chuyện chửi thề chơi


Như đã biết MIỀN NAM - ĐÀNG TRONG khi xưa, trước khi chúa Nguyễn Phúc Tần cho người Quảng Đông đến đây tỵ nạn, dân số nơi này chẳng bao nhiêu, đa số là tộc người Chàm vùng trung phần, người ddi cư vô Nam từ Bình Định và tộc người dân của Chân Lạp vùng Đông Nam Bộ và Tây nam bộ, mà tộc người Hoa đều là toi thần có tài của nhà Minh, mang trong mình tinh hoa của Trung Hoa đến làm toi thần chúa Nguyễn với lòng trung thành tuyệt đối và khai khẩn lập quốc cùng các Chúa....

Ít nhiều thì văn hóa Việt ngày nay thậm chí cả Trong Lời Nói mỗi ngày chúng ta vẫn phát âm theo âm Quảng Đông...

Trong đó có chữ Đ* M 😷 (ad không có nói gì à nha)
F* your mother hay mother fu*ker theo Tiếng Quảng  họ gọi là 屌你老母...đọc là TỊU NÌ LẨU MẪU, "lẩu mẫu" tiếng hán là Lão Mẫu (MẸ) dịch ra là đcmm.... 😂😂
Thì trải qua năm tháng tam sao thất bản ng ta đọc chạy ra từ "tịu" thành Đ..... Một cách ngẫu nhiên...
Họ cũng hay sử dụng ngắn gọn hơn: 屌你媽(tịu nì ma ), 屌阿媽(tịu a má... ),
Và cuối cùng là 屌媽(tịu má) ..... đọc thành "đ* má" lúc nào k hay cmn luôn 😂😂😂
Người Hoa Minh hương vao Phương Nam của Chúa Nguyễn tỵ nạn sau phò chúa đánh giặc mở mang bờ cõi lập nghiệp đất đàng trong hàng trăm năm ít nhiều dân đàng trong đã ảnh hưởng ít nhiều văn hóa và ngôn ngữ của họ
Vì Xứ Đàng Trong là vùng đất mới tập hợp nhiều sắc tộc khác nhau chung sống hòa thuận một nhà nên văn hóa, ngôn ngữ, ẩm thực.... Có phần phong phú đáng kể trong nhiều mặt... nên tiếng Việt mình cũng vậy, Từ ngữ và giọng điệu đã mang nhiều phần liên quan âm tiết Quảng Đông, Khơ Me,Champa và một sô âm tiết của các dân tộc thiểu số khác ....
Chỉ khác là nhờ nhà truỳên giáo Alexander nên chúng ta không cần dùng Chữ hán mà dùng chữ La tin như ngày nay.....
Đàng Trong - Miền Nam có tổng cộng 4 sắc tộc chính:
* Cao miên(vùng đất thu phục từ Chân Lạp - thuộc Tây nam bộ, Đông nam bộ ngày nay ),
* Cham pa (đất của người Chăm - vùng Trung phần ),
* Người Việt Thuận Quảng (Tùy tùng của Chúa Nguyễn và dân xứ Bắc Hà di cư vào Thuận Hóa từ Thanh Hóa, Nghệ An. Sau đó di cư mở cõi về phía Nam từ Bình Định, Quãng Nam),
* Người Hoa tỵ nạn mãn thanh ....

Dần dần họ pha trộn ẩm thực, tập quán, cách sống, và nhât là tiếng nói, nhưng chịu ảnh hưởng nhât là từ ngôn ngữ Quang Đông và Khơ me (vì vùng đất Đông nam bộ và Tây nam bộ xưa kia là thuộc của Chân Lạp )
Thế hệ con lai f3456778.....n... và những sắc tộc khác mượn âm nói biến thể đi, lý do đơn giản là đa số họ là Con Lai, họ không thể phát âm chính xác được một ngôn ngữ mà không phải tiếng mẹ đẻ...Nhưng ảnh hưởng ngôn ngữ ẩm thực văn hóa đa phần cũng ảnh hưởng sắc tộc Hoa và Khơ me cho nên Miền Nam thời Sơ Nguyễn và Triều Nguyễn giống như một Quốc Gia đa sắc Tộc vậy.
Góc cảnh báo: Nói chuyện với người gốc Quảng mà "Tịu tịu má" là ăn gạch nha :D

Thăng Long trở thành phế đô vào thời trào Nguyễn ?


Thăng Long trở thành phế đô vào thời trào Nguyễn ?


Thăng Long ngàn năm văn hiến, với vai trò vị trí là kinh đô của nước Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18, niềm tự hào của sĩ phu và dân chúng Bắc Hà, sự thực đã chấm dứt vai trò lịch sử từ năm 1788 dưới triều Tây Sơn chứ không phải năm 1802 dưới thời Gia Long, vị vua mở đầu triều Nguyễn như nhiều người lầm tưởng.

Năm 1786, họ Trịnh thất bại trong việc khôi phục lại địa vị, Trịnh Bồng chạy khỏi kinh thành,

Lê Chiêu Thống ngầm cho người đốt phủ chúa đi. Đám cháy lan khắp hai phần ba kinh thành và cháy trong mười ngày liền, làm mất đi một quần thể kiến trúc đẹp của Thăng Long. Điều này được sách Hoàng Lê nhất thống chí chép như sau:

” …Sớm hôm sau, hoàng thượng mới biết là Án Đô vương đã trốn đi lúc ban đêm tức thì ngầm sai người phóng hoả đốt hết phủ chúa. Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt”

.Thế là hai trăm lâu đài cung khuyết huy hoàng bỗng chốc đã thành bãi đất cháy đen. Xa gần nghe thấy tin đó, ai cũng thương chúa và trách vua làm quá đáng. Hôm ấy nhằm ngày mồng 8 tháng chạp năm Bính Ngọ (1786)

Như vậy đã rõ, chính Lê Chiêu Thống là kẻ đã ra lịnh hủy hoại công trình kiến trúc có giá trị vào loại bậc nhất của Thăng Long chứ không phải Nguyễn Hữu Chỉnh làm chuyện này như nhiều sách đã viết.

Năm sau 1787, Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Chiêu Thống bỏ kinh đô bôn tẩu và Thái hậu chạy sang Quảng Tây cầu viện nhà Thanh.  Xứ Bắc Hà trở thành một phần lãnh thổ của Tây Sơn và kể từ đây Thăng Long không còn là kinh đô nữa.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế Quang Trung tại kinh đô Phú Xuân (kinh đô cũ của nhà Nguyễn) trước khi Bắc tiến tiêu diệt 29 vạn quân Thanh.

 Mười ba năm sau (1802), Nguyễn Vương lên ngôi hoàng đế cũng tại kinh đô Phú Xuân trước khi Bắc tiến tiêu diệt bọn Quang Toản, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, kinh đô Phú Xuân hai lần chứng kiến hai cuộc lên ngôi chính danh của hai vị hoàng đế trước khi Bắc phạt , một để đánh đuổi quân xâm lược ngoại bang, giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc, một chấm dứt cuộc nội chiến, thu giang san về một mối.

Trong cả hai lần , Thăng Long đều đóng vai trò chứng nhân lịch sử một cách thụ động.

Có thể nói Thăng Long trở thành phế đô là một tất yếu của lịch sử, do sự tác động chính từ bên trong (sự mục ruỗng thối nát của chế độ Lê-Trịnh) chứ không phải do một thế lực bên ngoài nào,

Tây Sơn chỉ đóng vai trò là người kết thúc mà thôi.

Nếu không phải là Tây Sơn thì cũng là một lực lượng khác từ phía Nam hoặc từ phía Bắc tiến vào xóa sổ nhà Lê mạt như lời của Vũ Văn Nhậm

Ai ở trong cảnh nước mất nhà tan thì mới hiểu cho nổi niềm của kẻ nhà tan nước mất, chúng ta hết sức thương cảm cho tấm lòng trung trinh hoài Lê của Nguyễn Du và Bà Huyện Thanh Quan nhưng xâu chuổi các sự kiện lại thì Thăng Long sụp đổ là một biến cố rất logic bởi vượng khí đã lụi tàn. khắc họa rõ trong bài thơ của  Bà Huyện Thanh Quan

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường]



Lòng riêng ai đó có thể vì nuối tiếc mà sinh lòng oán ghét cái mới nhưng nếu bình tâm xem xét thì Thăng Long lúc ấy thua xa Phú Xuân và Gia Định về mọi mặt : kinh tế suy thoái, trật tự suy đốn, đạo lý lụi tàn, dép mũ đảo lộn.

Điển hình là việc viên trấn thủ Kinh Bắc Nguyễn Cảnh Thước trấn lột cả vua Lê Chiêu Thống thế cô đang trên đường bôn tẩu ” …Vua cho Thước tất cả. Thước liền gọi lái đò đưa thuyền đến bến, chở nhà vua cùng đám người cùng đi qua sông. Khi vua đã lên bờ, Thước lại cho người đuổi theo lột chiếc áo ngự bào vua đang mặc. Vua ứa nước mắt cởi áo ngự bào trao cho chúng, rồi chạy về núi Như Thiết”
 Thật khác với vua Gia Long, dù bao phen bị Tây Sơn truy đuổi gay gắt thập tử nhứt sinh nhưng đều vượt qua được nhờ sự chở che của người dân miền Nam.


Thành Thăng Long khi ấy không tự bảo vệ được mình, các đạo quân chiếm đóng lần lượt đến rồi đi như :

Quân Tây Sơn của Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ (1786),
Quân Nghệ An của Nguyễn Hữu Chỉnh (1787),
Quân Tây Sơn của Vũ Văn Nhậm (1787),
Quân Thanh xâm lược của Tôn Sĩ Nghị (1788),
Quân Tây Sơn của vua Quang Trung (1789) rồi sau này là quân Nguyễn của vua Gia Long (1802) thay nhau vào ra Thăng Long như chốn không người, một phần bởi địa hình công dễ thủ khó nhưng phần lớn do tướng bất tài, quân bê trễ, triều đình không còn kỷ cương.

Xâu chuổi các biến cố lịch sử có ảnh hưởng đến đại cục đất nước qua ba thế kỷ thứ 16, 17 và 18, ta thấy luôn luôn xảy ra ở phương Nam, là xuất phát điểm cho những mầm mống mới :

Lê trung hưng (1533),
Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa(1558),
Tây Sơn khởi nghĩa (1771),
Chúa Nguyễn xưng vương (1780),
Quang Trung xưng đế (1788) và cuối cùng là vua Gia Long lên ngôi (1802).

Thuở sinh tiền, vua Quang Trung đã chọn Nghệ An làm kinh đô vì đó là trung tâm của đất nước do ông cai quản (từ Quảng Nam đến Lạng Sơn) chứ cũng không chọn Thăng Long.

Tiếc thay, vận số quá ngắn ngủi của người anh hùng Tây Sơn khiến dự định không thành. Hãy nghe lời trối trăng của vua Quang Trung cho bọn Trần Quang Diệu :

“…khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải lo chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Bọn ngươi nên cùng nhau giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Bằng không quân Gia Định kéo đến thì bọn ngươi chết không có đất chôn thây đấy ..”

 Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường lý giải việc tại sao Quang Toản không thiên đô như di mệnh của vua Quang Trung như sau :

” Tính chông chênh của nhóm Tây Sơn Quang Trung thấy đầu tiên ở nơi vị trí trú đóng.
Nòng cốt của quân lực thì lấy ở đất Quy Nhơn mà lại đứng chân trên kinh đô của giòng họ Nguyễn.
Người cầm đầu cũng thấy điều ấy nên lăm le trở về Nghệ An, quê của tổ tông để tìm sự liên kết cố cựu.

Tuy nhiên thực tế đất ấy lại không còn là của họ nữa vì những người dân đang phải chịu tai ách của chiến tranh hơn cả lúc trước, như lời Nguyễn Thiếp trình bày, thì không có lòng dạ nào nhận bà con với người áp bức họ được. Quang Toản sau đó vẫn ở Phú Xuân là minh chứng”.

Sau ngày thống nhất đất nước, vua Gia Long cũng không chọn Thăng Long làm kinh đô vì nơi ấy không còn là trung tâm Đại Việt nữa.

Các chúa Nguyễn đã mỡ cõi rất xa về phía Nam suốt hai thế kỷ (1611-1760), đến tận Phú Quốc và Côn Đảo. Định đô ở Phú Xuân là một quyết định sáng suốt, phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.

Nhà Thanh sau đó đã công nhận cho Gia Long làm vua nước Việt Nam,

Thăng Long cũng trở thành Bắc thành, ngang với Gia Định thành.

Huế tiếp tục là kinh đô cho đến khi thực dân Pháp tiến về “An Nam”  bằng hòa ước Giáp Thân 1884 (Hòa ước Patenôtre).
Tóm lại , “hào khí Thăng Long” trải qua các đời Lý, Trần, Lê đến cuối thế kỷ XVIII đã lụi tàn, cùng với việc ra đời của vương triều Nguyễn, kinh thành Huế (Phú Xuân) trở thành trung tâm đất nước về mọi mặt hành chính, kinh tế, văn hóa, quân sự là một sự thay đổi hợp quy luật biến đổi thịnh suy của vạn vật. Không có gì lạ!

Hoàn toàn không phải vì “… khiếp nhược trước phong trào nhân dân mà nhà Nguyễn không dám đóng đô ở Thăng Long, phải dời vào Huế…”, như lời nhận xét hàm hồ của một số người…..



Kiến Hào

Sao dân An Nam hay kêu người Tàu là Ba Tàu,Các Chú ?



Dân An Nam hay kêu người Tàu là “Ba Tàu “ , “Các-chú” là bởi người Minh-hương mà ra đó đa…
---

Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:

“…An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v... Từ Ba-Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống:

Vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai),
Sài Gòn-Chợ Lớn,
Hà Tiên,.."

Từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam, nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị, gây ảnh hưởng xấu...”. Nhưng không bởi vì lý do chánh trị mà chẳng qua do cách ăn cách ở khác nhau-

Chuyện kỳ thị giữa người và người hàng ngày còn gặp trong gia đình, học đường, công sở- huồng hồ là giữa sắc tộc này với sắc tộc khác -dẫu sao chút xích mích cũng chỉ xảy ra trong sanh hoạt thường ngày không ảnh hưởng chi đến mối giao hảo mấy tram năm nay giữa người Việt và người “Tàu” – nhứt là người  “Tàu” trong miền Nam.

Cứ hễ người Tàu thì ta hay gọi là "Các Chú"- cách gọi là này đã có từ lúc người "Tàu" mới vào vùng Đồng Nai - Cù Lao Phô

Trích dẫn tiếp bài báo trên Gia Định Báo giải thích:
“Do bởi mẹ là An-nam cha là Khách nên ta nhìn người Tàu như là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú (-) nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy...”

Còn từ "Khách Chú" có nguồn giải thích là "Khách trú" tức người "ở trọ" do họ còn muốn về Tàu phục quốc ở An Nam chỉ là "ở nhờ" 
Nhưng lại có giải thích Khách Chú nghĩa là “Chú người Khách Gia”, tiếng Tàu Khách Chú ghi là客叔- Chú trong Hán Việt là Thúc, Khách tức người Khách Gia , hay có người còn gọi Chú ba Tàu, hoặc xưa có Chú Hỏa ở Biên Hòa.

Còn kêu là “Chệc” là tại tiếng Triều Châu kêu Chệc nghĩa là chú (Thúc).
Chú trong tiếng Triều hay Quảng có cách gọi na ná như : Chục / Sục /Súc. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú .
Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ..

Cách giải thích thuật ngữ nói trên của Gia Định Báo từ thế kỷ thứ 19 được coi là tạm ổn vì đây là một trong những tài liệu xưa có xuất xứ từ miền Nam. Theo Lê ngọc Trụ trong Tầm nguyên Tự điển Việt Nam, chệc hay chệt là tiếng Tiều gọi chữ thúc, nghĩa là “em trai của cha”.
Người bình dân gọi Chệc để chỉ chung người Hoa.

- Hồi xưa hễ thấy ai lật đật lử đử làm gì đó họ hay nói : "Mày làm gì như thằng Chệt chìm Tàu" câu này nhìn vậy chứ kiểu giống như "chửi cha" người ta :P , nhưng dẫu sao cũng chỉ là một nét văn hóa.

Người Triều Châu chấp nhận được gọi là "Chệc" vì thứ nhứt đó là tiếng của họ và họ tôn là "Chú"

Nhưng tại sao có người Tàu mình gọi họ là "Chệc" họ lại hõng dzui ?

Thưa đó là "Ba Tàu Quảng Đông" hõng ưa bị gọi là "Chệc"
Họ nói gọi như thế có ý miệt thị,
Lý do thứ nhứt vì "Chệc" đâu phải là tiếng của Người Quảng Đông đâu mà kêu người ta là "Chệc" ?
Thứ hai là do họ nhận mình là "sắc dân" cao quý hơn người Tiều bị  ở miền Nam, “Các Chú” Quảng làm ăn buôn bán khá hơn “Các Chú Chệc” người Tiều lam lũ trong nghề làm rẫy và sống tằn tiện, nên không biết có phải vì vậy mới có câu:

Quảng Đông ăn cá bỏ đầu
Tiều Châu lượm lấy đem về kho tiêu!

Người Tiều lại chê dân Quảng không biết ăn cá. Họ nói món cháo cá Tiều khi ăn có vị ngọt đặc biệt nhờ chỉ rửa sạch bên ngoài, giữ lại nguyên si vảy, đầu và cả ruột!

Dân Tiều ở miền Nam “chuyên trị” những món cá chim hấp, bò viên, tôm viên, ruột heo nấu cải chua... và nhất là món hủ tíu Tiều Châu.

Người ta còn dùng các từ như Khựa, Xẩm, Chú Ba… để chỉ người Tàu,
Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ ràng trong cách gọi: phụ nữ Tàu được gọi là thím xẩm còn nam giới thì lại là chú ba



Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

KIM LONG - PHỦ CHÚA MỘT THỜI

Kim Long hiện nay như tồn tại song song ba thế giới đan quyện nhau. 

Thế giới của bậc vương giả còn sót lại, 
Thế giới của dân dã và thế giới của văn hóa đình làng đang bị mai một dần đi. 

Tháng 7 năm 1687, Chúa Phúc Thái là người đầu tiên dời kinh về Phú Xuân, chúa cho xây đắp cung điện, thành quách rất tráng lệ. Vùng Phú Xuân rộng rãi bề thế hơn hồi còn ở Kim Long, bên bờ bắc sông Hương,

Vừa ra khỏi Đại Nội về hướng tây, vượt qua cồn Dã Viên là đường Nguyễn Phúc Nguyên trải dài dọc theo bờ bắc sông Hương và băng ngang phường Kim Long. Con đường luôn được làn gió nhẹ làm dịu mát không gian thổi từ sông Hương qua và nếu người lữ khách có dịp đi trên con đường này vào buổi sáng ban mai hay buổi hoàng hôn ban chiều trong tiết trời xuân khi Mặt Trời e ấp chiếu những tia nắng mảnh mai sau những hàng cây từ bờ kia sông thì không khỏi không nhớ đến đoạn thơ của Hàn Mặc Tử (1912 – 1940):

Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.

Dấu vết lâu đài, thành quách phủ chúa khi Kim Long từng là kinh đô xứ Đàng Trong dưới thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601 – 1648) đến nay không còn nữa. Nó đã bị xóa sạch vào thời Tây Sơn (1788 – 1802). Tuy vậy, vào thời kỳ các vua Nguyễn (1802 – 1945), Kim Long lại là nơi thường lui tới của các bậc vương giả mà vua Thành Thái (1889 – 1954) có lần gặp một cô lái đò bình dân đã phải chịu một tiếng sét và thốt lên:

Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.

Xưa kia, Kim Long là nơi cư trú của nhiều vị tướng và quan lại triều Nguyễn với những ngôi nhà nhiều gian rộng rãi rợp bóng mát những hàng cây. Sau nhiều biến cố, giờ đây, chỉ còn sót lại vài ngôi nhà như vậy. Mặc dù vậy, Kim Long vẫn được biết đến nhiều với các nhà vườn mà luôn có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và khung cảnh tự nhiên.

Hiện nay, Kim Long cũng hòa vào cuộc sống như mọi nơi khác. Các chợ được dựng lên ngay bên đường Nguyễn Phúc Nguyên với sự buôn bán tấp nập chen lẫn với các cổng đình, miếu đã từ lâu không được tôn tạo và tu sửa khiến cho Kim Long như tồn tại song song ba thế giới đan quyện nhau. Thế giới của bậc vương giả còn sót lại, thế giới của dân dã và thế giới của văn hóa đình làng đang bị mai một dần đi.

Vượt qua Kim Long vài km, con đường Nguyễn Phúc Nguyên dẫn đến một ngọn đồi tuyệt đẹp ngay chỗ uốn cong của dòng Hương Giang, đồi Hà Khê, mà trên lưng chừng đồi mọc lên một ngôi chùa mà lịch sử của nó gắn liền với sự hưng thịnh của các vua chúa triều Nguyễn. Đó là chùa Thiên Mụ.

Tham khảo:
Wikipedia
http://www.huefestival.com
http://khamphahue.com.vn

Ảnh: Hương Giang; Nhà vườn tại Kim Long; chợ bên đường Nguyễn Phúc Nguyên.